Các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh. Nhất là khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời. Các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài ...
Trong nhiều năm qua, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh cao nhờ vào nguồn nhân công dồi dào và chi phí thuê nhân công khá thấp. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân công không còn dồi dào vì sự cạnh tranh khá lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Hơn nữa, chi phí nhân công cũng không còn thấp nữa mà nó cũng đang trở thành một áp lực cho các doanh nghiệp. Trong khi khách hàng luôn đòi hỏi sản phẩm đa dạng mẫu mã, sản phẩm phải tinh tế -đẹp hơn nhưng giá cả tăng rất ít hoặc không thay đổi, vì vậy tạo áp lực cải tiến rất lớn cho ngành gỗ hiện nay. Do đó cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp hạn chế phụ thuộc vào nguồn nhân công lao động và tiết giảm tối đa chi phí.
Tuy nhiên, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng, trực tiếp góp phần giúp nâng cao năng suất. Đổi mới công nghệ bao gồm cả việc thay thế các công nghệ cũ, gây lãng phí trong sử dụng nguyên liệu, cũng như thay đổi cách vận hành quản lý công nghệ trong các nhà xưởng. Nâng cao năng suất của ngành gỗ đòi hỏi việc giảm nguồn lao động có chất lượng thấp tham gia trong sản xuất, thay thế bằng nguồn lao động có chất lượng cao; giảm số lượng lao động trực tiếp, thay thế bằng công nghệ, máy móc.
Điều này chỉ có thể thực hiện được đối với việc sản xuất các sản phẩm mang tính chất đồng bộ cao. Đổi mới công nghệ bao gồm cả đổi mới về thiết kế, mẫu mã sản phẩm. Đây là một trong những điểm yếu của ngành chế biến gỗ của Việt Nam hiện nay. Tương tác trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường tiêu thụ đồ gỗ từ Việt Nam, về nhu cầu, thị hiếu, kiểu dáng mẫu mã, các thay đổi của thị trường… hầu như không có. Điều này hạn chế khả năng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Thông tin về nhu cầu và thị hiếu của thị trường là điều quan trọng cho doanh nghiệp trong việc quyết định đổi mới. Để các doanh nghiệp tiếp cận với các thông tin này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của bản thân doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý và các hiệp hội.
Một trong những cách để tiến tới tự động hóa là doanh nghiệp phải sản xuất chuyên một sản phẩm nào đó. Các doanh nghiệp Việt Nam thì làm quá nhiều mẫu mã, mẫu mã thay đổi liên tục, lại phải sản xuất quá nhiều mặt hàng. Như vậy là không hiệu quả nhưng buộc phải làm, yếu tố ảnh hưởng đến tự động hóa chính là đơn hàng. Khi đơn hàng ổn định, số lượng lớn, sản phẩm ít thay đổi thì doanh nghiệp có thể hướng đến chuyên môn hóa và tự động hóa. Tự động hóa chỉ dễ dàng diễn ra khi doanh nghiệp định hướng được dòng sản phẩm sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Ví dụ tại Mỹ, hầu hết hàng nội thất đã được modul hóa, tức thống nhất chặt chẽ về quy chuẩn sản phẩm giữa nhà thiết kế - nhà sản xuất - nhà phân phối.
Ngoài thị trường xuất khẩu chính là châu Âu và Mỹ, doanh nghiệp gỗ nên nghĩ đến thị trường Đông Nam Á với dân số hơn 600 triệu người mà Việt Nam đang đứng đầu về sản xuất đồ gỗ. Như vậy thị trường cho ngành gỗ Việt Nam là rất lớn. Hiện đã có sự dịch chuyển thị trường sản xuất đồ gỗ đến Việt Nam nhưng chúng ta chỉ mới khai thác cơ hội gia công, còn nhiều giá trị chưa khai thác, đó là thiết kế, thương hiệu, thương mại. Thoát khỏi gia công, ngành gỗ Việt Nam mới thật sự khai phá được tiềm năng phát triển.
Do đó, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh. Nhất là khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời. Các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc cách mạng này. Chỉ đến khi nào chúng ta thật sự nhìn nhận nghiêm túc ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của công nghệ hiện đại trong chế biến gỗ, chừng đó chúng ta mới có thể tăng tốc phát triển bền vững cho ngành gỗ.
Lợi ích khi áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất
- Sản xuất nhanh hơn, giảm thiểu tối đa nhân công, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn...
- Các doanh nghiệp không còn phải lệ thuộc vào nhân công,
- Trong những môi trường làm việc nguy hiểm, con người không phải xuất hiện nên giảm tỉ lệ tai nạn trong lao động
- Kiểm soát được món hàng từ nguyên vật liệu cho đến khi hoàn thành và chuyển đến tay người tiêu dùng
- Đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các mẻ thành phẩm (máy móc sẽ giúp bạn kiểm soát và ước tính cho bạn nên sản xuất thế nào để tiết kiệm phôi gỗ nhất)
- Các công ty sẽ giảm chi phí, tăng thị phần, lợi nhuận.
Vì vậy đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 các doanh nghiệp chỉ có 3 hướng đi.
1. Cải tiến phát triển bắt kịp xu thế
2. Bị suy thoái đo lạc hậu
3. Cải tiến phát triển nhưng vẫn không hiệu quả
Các doanh nghiệp đã chọn được hướng đi mới chưa? Bạn muốn cải tiến nâng cao năng suất sản xuất bắt kịp xu thế hãy liên hệ ngay với máy chế biến gỗ Quốc Duy - Chúng tôi hoàn toàn tự tin mình có khả năng làm chủ công nghệ mới nhất.