Cấu tạo của ván coppha được chia làm ba thành phần:
Phần ruột (hay lõi) : gồm nhiều lớp gỗ lạng mỏng có độ dày khoảng 1mm.
Phần bề mặt: là lớp melamine, lớp phim,…
Phần keo: keo có đặc tính chống nước (Water Boiled Proof – WBP) giúp tăng độ co dãn, độ cứng và khả năng làm việc ở môi trường ẩm ướt ngoài trời
Nguyên liệu để sản xuất ván coppha thường là các loại gỗ như thông, bạch dương, trám, keo, bạch đàn,…
Ứng dụng của ván coppha :
- Trong xây dựng như làm khuôn đổ bê tông hay vật liệu phủ.
- Sử dụng cho những sản phẩm chịu lực và có độ ổn định kích thước cao như sàn và vách.
- Có thể tiếp tục được phủ các bề mặt để ứng dụng trong nội thất như bàn, tủ, giường,…
- Với những ai đang dự định đầu tư hay cần nâng cấp dây chuyền sản xuất hiện tại của mình có thể tham khảo dây chuyền của Quốc Duy:
Môi trường bảo quản:
+ Cần nơi khô ráo thoáng mát tránh xa mặt đất, hay nơi ẩm ướt có nước bởi ván coppha rất dễ bị hút ẩm.
+ Cần tránh xa các vật dụng nặng, sắc nhọn, các loại máy thiết bị đang vận hành tránh tình trạng gây xước bề mặt của tấm ván.
+ Khi di chuyển cần phải đảm bảo thời tiết tạnh ráo tránh những tác động xấu của môi trường tự nhiên cho đến khi đem vào sử dụng, nếu chưa thi công đến thì cần phủ cho ván ghép một tấm bạt chống thấm nước
Trên đây là quy trình sản xuất ván copha tham khảo, mọi chi tiết chuyên sâu bạn có thể liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn theo nhu cầu và khả năng hiện tại của bạn.