0

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO ĐỒ GỖ VIỆT NAM

Thứ hai, 14/08/2017, 10:55 GMT+7

Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hộ Gỗ và lâm sản Bình Định (FPA BINH ĐINH), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) đã cùng ký cam kết và cùng ra tuyên bố chung về việc sử dụng, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp. Đây là động thái quyết tâm nâng thương hiệu sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam trên thương trường quốc tế.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO ĐỒ GỖ VIỆT NAM

Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hộ Gỗ và lâm sản Bình Định (FPA BINH ĐINH), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) đã cùng ký cam kết và cùng ra tuyên bố chung về việc sử dụng, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp. Đây là động thái quyết tâm nâng thương hiệu sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam trên thương trường quốc tế.

Việc nói không với gỗ bất hợp pháp của 4 hiệp hội gỗ đã ký cam kết đã được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao. Những cam kết này sẽ giúp ngành nghề chế biến gỗ của Việt Nam theo hướng bền vững.

nang-cao-chat-luong-cho-do-go-viet-nam

  • Tạo dựng uy tín

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp-phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt 3,66 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2016. Các sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu đi các thị trường sau: Hoa Kỳ với 1,51 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc với 556 triệu USD, tăng 29%; Nhật Bản với 503 triệu USD, tăng 5,3%...

Theo các doanh nghiệp chế biến gỗ. với cam kết nói không với gỗ bất hợp pháp do VIFORES khởi xướng, ngành chế biến gỗ sẽ dần tạo được uy tín trên thị trường quốc tế, đặc biệt ở các thị trường lớn như: Mỹ, Liên minh châu âu (EU) và Nhật Bản.

Ông Đỗ Văn Cư, Giám đốc công ty TNHH Châu Hoàng Thịnh (huyện Trảng Bom), cho biết sản phẩm đồ gỗ xuất sang thị trường châu Âu đòi hỏi nguồn gốc gỗ phải rõ ràng và tuân thủ rất nghiêm ngặt những quy định về bảo vệ rừng.

Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (Dowooha) Nguyễn Hữu Trí cho hay, ở Đồng Nai các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu sử dụng gỗ có nguồn gốc từ khá sớm. Từ năm 2010 khi đạo luật LACEY của Mỹ có hiệu lực, các doanh nghiệp đã chuẩn bị từ trước đó.

“Ngay cả gỗ dầu trồng ở trong nước không có chứng nhận gỗ rừng trồng cũng chỉ bán cho ngành xây dựng và mộc nội địa, các doanh nghiệp xuất khẩu mua về chế biến thì bên đối tác không nhận hàng”- ông Trí chia sẻ.

Trong tuyên bố chung của các hiệp hội chế biến gỗ cũng nhấn mạnh việc ủng hộ Chính phủ và các cơ quan quản lý xây dựng, hoàn thiện ủng hộ Chính phủ và các cơ quan quản lý xây dựng, hoàn thiện và thực thi các chính sách, cơ chế phù hợp để triển khai hiệu quả Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) thuộc chương trình Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) giữa Việt Nam và EU nhắm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, các hiệp hội ủng hộ quản lý và kiểm soát chặt chẽ gỗ rừng tự nhiên, khuyến khích phát triển rừng trồng được quản lý bền vững. Bên cạnh đó, tuân thủ các quy định của các cơ quan quản lý về phát triển gỗ và sản phẩm gỗ được cấp phép CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) và FLEGT trong tương lai. Các hiệp hội đã ký cam kết còn phải thúc đẩy việc sử dụng, chế biến, sản xuất – kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ từ rừng trồng trong nước và từ nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu hợp pháp và bền vững.

nang-cao-chat-luong-cho-do-go-viet-nam1

  • Gỡ khó về nguyên liệu

Theo Công ty TNHH Shing Mark Vina (Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom), doanh nghiệp mỗi tháng xuất khẩu trên dưới 1 ngàn container sản phẩm đồ gỗ đi các thị trường lớn, cho biết thời gian gần đây gỗ cao su trong nước giá tăng mạnh nên công ty chọn hướng nhập khẩu nguyên liệu gỗ bạch dương, sồi, thông, dẻ từ châu Âu, Mỹ để sản xuất.

Tương tự, Công ty TNHH gỗ Hạnh Phúc (khu công nghiệp Tam Phước, Tp.Biên Hòa) cũng chọn phương án sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu thay cho gỗ trong nước đang ngày một đắt. Ông Lê Xuân Tân, Trưởng phòng xuất nhập khẩu công ty, cho hay doanh nghiệp chỉ sử dụng khoảng 30% gỗ nguyên liệu trong nước.

Theo Dowooha, hiện Việt Nam đang phải nhập khẩu khoảng 40% gỗ nguyên liệu về để sản xuất. Ông Phan Văn Bình, Chủ tịch Dowooha, chia sẻ: “Có những đơn hàng khách yêu cầu chất liệu gỗ trong nước nhưng phần lớn do gỗ trong nước không đáp ứng được yêu cầu nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu đã chọn phương án nhập từ chính thị trường xuất hàng sang để bớt rủi ro trong việc truy nguyên nguồn gốc gỗ” – ông Bình nói.

Trước tình trạng khó khăn về nguyên liệu, tháng 4 vừa qua Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép rà soát hạn chế cuất khẩu gỗ xẻ và gỗ nguyên liệu để đáp ứng nguồn nguyên liệu trong nước, trong đó có cả gỗ cao su.

Thuê tài chinh
Đối tác máy chế biến gỗ
Máy chế biến gỗ semac
Đối tác máy chế biến gỗ
Đối tác máy chế biến gỗ
Đối tác máy chế biến gỗ
Đối tác máy chế biến gỗ
Đối tác máy chế biến gỗ
Đối tác máy chế biến gỗ
Đối tác máy chế biến gỗ
Đối tác máy chế biến gỗ