Gỗ Việt sẵn sàng đón đầu làn sóng VPA/FLEGT

Thứ hai, 04/04/2016, 14:39 GMT+7

Gỗ Việt sẵn sàng đón đầu làn sóng VPA/FLEGT

Gỗ Việt sẵn sàng đón đầu làn sóng VPA/FLEGT

Với những hành động thiết thực của Dự án Hỗ trợ Tiến trình Đàm phán VPA/FELGT tại Việt Nam thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt đầy tự tin đón đầu những tiêu chuẩn khắt khe mà thị trường EU đưa ra về tiêu chuẩn gỗ hợp pháp.

Gỗ Việt sẵn sàng đón đầu làn sóng VPA/FLEGT

Ngày 21-22/01/2016 vừa qua, phiên đàm phán lần thứ 5 giữa Việt Nam và Liên minh châu tại Hà Nội đã đạt thoả thuận về VPA/FLEGT (Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi lâm luật, Quản trị và Thương mại lâm sản).

tu-bep-go-huong

Chính phủ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu tiến hành đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định VPA/FLEGT từ cuối năm 2010 với mục tiêu nhằm đảm bảo gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên EU có nguồn gốc hợp pháp.

 

Theo đó, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ áp dụng một hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp và cấp phép FLEGT chứng nhận tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU. Gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam được cấp phép FLEGT sẽ không phải tiến hành trách nhiệm giải trình khai báo nguồn gốc gỗ theo Quy chế gỗ của EU ( Qui chế EUTR 995) có hiệu lực từ tháng 3/2013. Theo lộ trình đàm phán, Hiệp định VPA/FLEGT có nhiều cơ hội đàm phán thành công vào cuối năm 2016 được đánh giá là cơ hội lớn cho ngành gỗ Việt Nam mở rộng và giữ vững thị trường xuất khẩu.

phong_khach2

EU là thị trường rất tiềm năng cho sản phẩm gỗ của Việt Nam tuy nhiên đây cũng là EU lại là thị trường khó tính với nhiều quy định khắt khe về hàng hoá nhập khẩu Đặc biệt, EU có những yêu cầu không thể thỏa hiệp về nguồn gốc hợp pháp của nguyên liệu gỗ cũng như yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ đối với sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy việc thực thi VPA/FLEGT không chỉ giúp cho hàng xuất khẩu vào EU có nhiều ưu đãi. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra tư duy kinh doanh mới cho doanh nghiệp chuyển cạnh tranh từ giá sang cạnh tranh theo phi giá.

 

Dù vẫn còn tỏ ra quan ngại việc ký VPA/FLEGT có thể gây thêm khó khăn và các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ nhưng nhiều ý kiến cho rằng, đây là một lựa chọn tất yếu nếu các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm gỗ thâm nhập thị trường EU. Đây cũng là cơ hội để DN đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng minh bạch, thông suốt từ khâu nguyên liệu, chế biến đến sản xuất sản phẩm.

5673c4ff94d1f_1450427647

Trước đó, để rộng đường cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ Việt Nam có đủ điều kiện đáp ứng được “giấy thông hành” FLEGT, Dự án Hỗ trợ Tiến trình Đàm phán VPA/FELGT tại Việt Nam do Liên minh Châu Âu tài trợ thông qua WWF-Việt Nam và cơ quan đầu mối quốc gia là Tổng cục Lâm nghiệp đã có những hành động cụ thể tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và người dân trồng rừng khu vực miền Trung. Dự án đã nhiều lần tổ chức các buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tuyên truyền, tham vấn các bên liên quan về Hiệp định, và đối tượng trực tiếp chịu tác động là các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU.

 

Đại diện Công ty CP Cẩm Hà - DN Top 5 trong ngành chế biến gỗ với 5 nhà máy và 800 công nhân ở KCN Điện Ngọc, Điện Bàn (Quảng Nam) đạt doanh thu 200 tỷ đồng mỗi năm từ xuất khẩu các sản phẩm nội – ngoại thất sang thị trường châu Âu chia sẻ: “công ty sử dụng chủ yếu nguyên liệu là gỗ trong nước tới 80% chủ yếu từ các tỉnh miền Trung, 70-80%  gỗ của công ty sử dụng đều có chứng chỉ FSC – tiêu chuẩn châu Âu. Nếu hiệp định VPA/FLEGT đàm phán thành công vào cuối năm nay, công ty đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đáp ứng yêu cầu phía EU”.

San_pham_VN_2_MXCX

Một doanh nghiệp khác là CTCP Lâm đặc sản Xuất nhập khẩu Quảng Nam (Forexco) có doanh thu hàng năm trên dưới 10 triệu USD cũng luôn tự tin đạt tiêu chuẩn về giấy thông hành FLEGT với lợi thế là mô hình khép kín từ việc trồng rừng đến khai thác và chế biến, mọi công đoạn đều được kiểm soát đảm bảo sản phẩm gỗ xuất khẩu có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Ông Đặng Công Quang – Phó giám đốc Forexco cho biết, hiện nay công ty đã có các chứng chỉ FSC-CoC, ISO 9001-2008 và thực hiện các chương trình quản lý chất lượng, chương trình an sinh xã hội của các khách hàng Châu Âu, Mỹ ... và cũng là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Quảng Nam được tổ chức Woodmark cấp chứng chỉ FSC - FM/CoC cho gần 1.700 ha rừng trồng Công ty đang quản lý.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Giám đốc dự án chia sẻ: “Dự án sẽ tiếp tục xây dựng thí điểm chuỗi hành trình sản phẩm tương thích với yêu cầu của FLEGT và các hệ thống xác minh tính hợp pháp cho 15 doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng năng lực cho khoảng 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ về nội dung này”.

Để làm được điều đó, Dự án không chỉ “dọn đường” cho các doanh nghiệp đón đầu làn sóng FLEGT mà còn  tác động trực tiếp đến người dân – những người trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu gỗ sang EU. Trên thực tế, tại xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, hàng trăm hộ nông dân trồng rừng hợp pháp có thu nhập khoảng 30 triệu đồng/người/năm, cao hơn trồng hoa màu thông thường.

gY_thong_HVOY     timthumb_1

Thậm chí, theo chân ông Phạm Long – trú tại thôn Đức Hòa, xã Đại Nghĩa với cơ ngơi khang trang tại xã có tới gần 5% hộ nghèo, mới biết ông làm giàu từ gần 100ha rừng keo với thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Được biết, với mỗi hecta rừng, người dân có thể thu được 50 triệu đồng trong vòng năm năm mà chi phí vốn đầu tư ban đầu chỉ 5 triệu/ha.

 

Với những hàng động thiết thực của dự án, đặc biệt là WWF Việt Nam và Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature) đã hỗ trợ tích cực cho tiến trình đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT. Doanh nghiệp có thể sẵn sàng đón nhận những thách thức mới và người nông dân có thể chủ động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh chính là những thành tựu nhãn tiền mà Dự án đạt được.


Người viết : seo